ĐÁNH GIÁ THINKPAD P50
Đánh giá tổng quan THINKPAD P50
- Hiệu năng ổn địnha
- Chất lượng phím tốt
- Hệ thống cổng kết nối nhiều
- Khả năng nâng cấp tốt
- Thời lượng pin lâu
- Trọng lượng máy nặng so với các đối thủ cạnh tranh
- Màn hình không được sáng
ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT THINKPAD P50
Lenovo ThinkPad P50 có thiết kế không có quá nhiều thay đổi so với thế hệ trước. Máy có thiết kế màu đen, vuông vắn. Mặt trên được phủ lớp sơn nhung đặc trưng dùng ThinkPad, lớp nhung này nhìn nghiêng vẫn có ánh kim tuyến như trước nhưng được làm mịn hơn. Đỡ bám vân tay và bụi bẩn hơn. Logo Lenovo được khắc chìm ở góc phía gần bản lề thay vì logo mạ crom ở mép.
Lenovo ThinkPad P50 vẫn giữ những thiết kế đã rất được dân kỹ thuật ưa chuộng. Vẫn là vẻ ngoài cứng cáp vuông vức với vỏ từ sợi Carbon, bộ khung hợp kim Magie chịu lực giúp máy trải qua đầy đủ các bài kiểm tra độ bền quân sự MIL-STD 810G.
Một điểm nhấn trong thiết kế của của ThinkPad P50 chính là chữ “i” trong logo ThinkPad nằm ở góc của mặt lưng màn hình sẽ chớp sáng khi bạn đóng màn hình lại, rất đẹp và hữu ích, cho chúng ta biết liệu máy có đang hoạt động, đang sạc hay không.
Với trọng lượng 2,6 kg và dày đến 2,6 cm, đi kèm với bộ adapter sạc nặng 0.5kg, thật sự thì nếu so với tiêu chuẩn laptop, P50 nặng và dày, nhưng nếu xét ở góc độ máy trạm thì đây là một cỗ máy workstation nhỏ gọn và có tính di động cao. Có thể nói là một trong những chiếc máy trạm “nhỏ bé” và đẹp.
ThinkPad P50 sử dùng bộ vi xử lý Skylake thế hệ 6 với nhiều hỗ trợ cho những phần mềm của Adobe cũng như các phần mềm CAD. Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng đối tượng mà máy có nhiều sự lựa chọn CPU khác nhau, từ Core i7-6700HQ cho tới Xeon E3 1535M V5. Việc mang dòng chip Xeon bền bỉ lên trên các dòng Mobile Workstation cho thấy các hãng, đặc biệt là Lenovo, luôn thay đổi và quan tâm đến nhu cầu của người dùng.
Được trang bị bộ xử lý Intel Core i7-6820HQ, GPU Nvidia Quadro M2000 4GB GDDR5, với 16GB RAM DDR4, ThinkPad P50 hoạt động rất tốt trong mọi tác vụ. Điều này cũng giúp cho máy có hiệu năng vừa đủ để thực hiện mọi tác vụ đòi hỏi khả năng xử lý mạnh. Khi mở video 4K và 20 tab Chrome, quá trình làm việc của máy vẫn mượt mà mà không có chút gián đoạn nào.
Ngoài ra, với những thông số trên kèm với con chip i7-6820HQ (8MB Cache, Quadro core) thì việc xử lý các tác vụ đồ họa nặng trên các phần mềm dựng 3D chuyên dụng như 3D Mark với các project nặng cũng vẫn đảm bảo mượt mà, load tốt, hay render video, chỉnh sửa video nặng cũng khá nhanh.
Khi công nghệ phát triển vượt bậc thì giờ đây, để xử lý những tác vụ nặng, có tính hệ thống cao dành cho những doanh nghiệp không còn phải lệ thuộc vào những chiếc máy để bàn cồng kềnh. Thay vào đó là thế hệ laptop workstation với ngoại hình nhỏ gọn và cơ động hơn rất nhiều, nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ sức mạnh xử lý, cung cấp giải pháp mang tính hệ thống cao như làm máy chủ, dựng phim, dựng 3D… Trong đó có chiếc Lenovo P50 với mức giá cũng như hiệu năng rất đáng để tham khảo.
Link tham khảo thông số kỹ thuật và đánh giá review ThinkPad P50 Quadro M2000m >> Nhấn vào đây để xem
Màn hình trên ThinkPad P50 có nhiều tùy chọn khác nhau từ Full HD 1920×1080 đến 4K-UHD 3840 x 2160. Ở đây theo mình, mình rất hài lòng với độ phân giải 4K-UHD trên màn hình rộng 15,6″ chạy Windows. Bởi Windows vẫn chưa tối ưu được các độ phân giải quá cao. Nên nhiều khi nếu mật độ điểm ảnh quá lớn sẽ làm các chi tiết bị mờ hoặc hiển thị bị lệch.
Với sự lựa chọn độ phân giải 4K-UHD (3840×2160) thì ThinkPad P50 cho độ sáng tối đa 300 nits, 100% gamut, góc nhìn 178 (góc nhìn rộng), chất lượng hình ảnh sắc nét với tông màu rực rỡ.
(Ngoài ra còn tùy chọn màn hình cảm ứng đa điểm 10 ngón, nhưng không đề cập ở đây)
Trên một chiếc ThinkPad bất kỳ, thì bàn phím, touchpad, trackpoint là điều mà người dùng quan tâm nhất. Về bàn phím, ThinkPad P50 vẫn sở hữu bàn phím dạng chiclet xuất hiện từ 2012 với T430, W530… Bàn phím cho độ nảy tốt, phím chắc chắn, khoảng cách giữa các phím là vừa phải đối với tay người sử dụng.
Ngoài ra, máy sử dụng bàn phím fullsize với hệ thống phím số hỗ trợ cho người dùng hay phải nhập liệu. Hành trình phím sâu, cỡ 1.95mm, cho cảm giác gõ nảy, đầm tay. Hệ thống phím tắt ở khu vực phím số cũng được thay đổi so với các thế hệ trước, từ việc sử dụng các nút hỗ trợ cho Windows 8 như mở nhanh máy tính, trình duyệt web, khóa máy và mở thư mục nhanh, nay chuyển thành các nút hỗ trợ cho việc điều chỉnh âm lượng và mic thoại.
Touchpad trên P50 cho cảm giác di đơn và đa điểm “như macbook”. Touchpad rộng rãi. Lenovo đã bỏ hẳn Touchpad dạng Click-pad để giúp Touchpad có được sự chắc chắn khi chạm vào. Và bố trí nút chuột trái chuột phải, kéo thả phía dưới touchpad. Đây theo mình đánh giá là rất tốt và là sự hoàn thiện.
Trachpoint cũng vậy, nó đã được thiết kế cao lên như các dòng cũ, làm cho cảm giác di trackpoit thật hơn, dễ dàng hơn. Không bị khó như một số con máy mình từng gặp ở một số con máy như X240, X250… Vì sợ bị chạm vào màn hình mà Lenovo đã cho thấp xuống, làm di rất nặng và khó.
ThinkPad P50 là dòng máy trạm cao cấp của Lenovo, nên không có gì lạ nếu máy được trang bị nhiều cổng kết nối. Máy được trang bị 4 cổng USB Type A 3.0, 1 cổng xuất hình mini DisplayPort, 1 khe thẻ nhớ SD, 1 cổng mạng RJ-45, 1 cổng HDMI và Jack tai nghe 3.5mm. Điểm đáng chú ý ở đây là chiếc máy đã được trang bị cổng USB Type C sử dụng công nghệ Thunderbolt 3 tân tiến, mới được ra mắt vào thời điểm đó cho các dòng máy tính ngoài Mac. Lenovo thực sự biết cách đổi mới công nghệ, nâng cao trải nghiệm của người dùng. Cổng kết nối trên ThinkPad P50 có thêm USB Type C truyền dữ liệu Thunderboth và HDMI.
Cạnh phải là: giắc cắm tai nghe đi kèm mic, 2 cổng USB 3.0, 1 cổng mini Displayport.
Cạnh trái: SD Card, Express card, Smart card.
Phía sau: 2 x USB 3.0, Cổng mạng dây RJ45, USB Type C truyền dữ liệu Thunderboth, HDMI.
Cách bố trí cổng kết nối này tiện lợi hơn vì nó đã dồn các cổng kết nối ra phía sau, làm cho việc cắm dây, thiết bị được đẩy ra sau, dễ dàng và gọn gàng hơn.
Được đặt ở vị trí bên trên bàn phím, loa của ThinkPad P50 có chất âm khá nhưng âm lượng hơi nhỏ chỉ đủ để một phòng nhỏ nghe. Loa có dải âm mid khá tốt thích hợp để nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, trong khi dải low hơi kém khiến những bản EDM nghe không tốt lắm.
ThinkPad P50 có khả năng bảo mật ở mức tốt. Máy có cảm biến vân tay một chạm với diện tích to. Máy được tích hợp con chip dTPM 1.2, giúp cài đặt mật khẩu BIOS, mật khẩu ổ cứng và mật khẩu khi khởi động máy. Hơi tiếc máy chưa có tùy chọn mở khóa khuôn mặt Windows Hello.
Pin của ThinkPad P50 lại có thời lượng sử dụng khá tốt, nếu không sử dụng lên tục thì máy có thể dùng được cả một ngày chỉ với một lần sạc. Nếu xử lý những tác vụ nặng và liên tục họat động thì viên pin 6 cell của máy có thể trụ được hơn 5 tiếng và hoạt động ở cường độ nhẹ nhàng hơn thì P50 có thể trụ được 7 tiếng liên tục.
ThinkPad P50 là laptop máy trạm mang lại hiệu năng tuyệt vời. Máy có bàn phím thoải mái, mà hình 4K tuyệt đẹp và thời lượng pin lâu đủ để bạn làm việc cả ngày mà không cần mang theo dây sạc. Những ai cần một chiếc laptop máy trạm Windows không những có hiệu năng mạnh mẽ mà còn có thiết kế gọn – nhẹ thì ThinkPad là một sự lựa chọn không thể tốt hơn.
Specification: THINKPAD P50 ⇋ Intel Core i7-6820HQ [Full HD]
|
||||||||||||
Dimensions | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
6,789,000₫
Hướng Nguyen (verified owner) –
Anh chủ nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện, hỗ trợ tư vấn cho khách hàng rất kỹ, rất chi tiết
Khang Le (verified owner) –
Nhân viên niềm nở, thân thiện, hỗ trợ khách hàng chu đáo, bảo hành hóa đơn đầy đủ nói chung là tốt, giá cả mềm hơn chỗ khác.
Lạc Đỗ (verified owner) –
anh nhân viên rất nhiệt tình và dễ thương
Khanh Bui (verified owner) –
Shop 5 * thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng tốt.